TỘI BUÔN LẬU THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Buôn lậu là cụm từ khá phổ biến trong đời sống xã hội nhưng không phải ai cũng hiểu rõ các quy định của pháp luật điều chỉnh về hành vi này. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật điều chỉnh về Tội buôn lậu thông qua bài viết dưới đây.

Tội buôn lậu là gì?

Tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tội buôn lậu là gì

Tội buôn lậu là gì

Theo đó, Tội buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật.

Các yếu tố cấu thành Tội buôn lậu theo quy định của Bộ luật Hình Sự

Mặt khách thể của tội buôn lậu

Tội buôn lậu xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Theo đó, điều luật quy định đối tượng tác động của hành vi phạm tội này là các loại hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật. Khái niệm hàng hoá ở đây bao gồm tất cả hàng hoá (trừ một số loại hàng hoá do tính chất đặc biệt đã được quy định là đối tượng của một số tội phạm khác).

Mặt khách quan của Tội buôn lậu

Hành vi khách quan của Tội buôn lậu được quy định là hành vi buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật.

Hành vi buôn bán trái pháp luật được mô tả trên đây chỉ bị coi là tội phạm khi hàng hoá, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới mức đó nhưng thuộc một trong các hành tường hợp sau:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc một trong các Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;
  • Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Mặt khách quan của Tội buôn lậu

Mặt khách quan của Tội buôn lậu

Buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan và nội địa hoặc ngược lại các đối tượng trên được hiểu là hành vi trao đổi các thứ này qua biên giới quốc gia hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của Nhà nước như không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, giấu giếm hàng hoá, không có giấy tờ hợp lệ của cơ quan có thẩm quyền, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ đội biên phòng,… Người buôn lậu có thể chuyển các loại hàng hoá kể trên qua biên giới bằng đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt hoặc qua bưu điện quốc tế,…

Trường hợp người được thuê vận chuyển (người khuân vác, lái xe) có hành vi vận chuyển (thuê) hàng hoá, tiền tệ,… qua biên giới hoặc từ biên giới hoặc từ khu thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại cho chủ hàng (người buôn lậu) cũng bị coi là phạm tội buôn lậu với vai trò là người giúp sức trong đồng phạm.

Tội buôn lậu được hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi chuyển hàng hoá một cách trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.

Mặt chủ thể của Tội buôn lậu

Dấu hiệu về mặt chủ thể của Tội buôn lậu cũng giống như các tội phạm khác (chủ thể thường), chỉ cần người đó có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định. Theo đó, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với Tội buôn lậu là người từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Mặt chủ quan của Tội buôn lậu

Người thực hiện hành vi buôn lậu được xác định với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp). Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả đó xảy ra. 

Hình phạt của Tội buôn lậu

Tội buôn lậu được quy định gồm 04 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng  hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Hình phạt của Tội buôn lậu

     Tội buôn lậu bao gồm 4 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt cho pháp nhân thương mại.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

  • Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm buôn lậu có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
  • Có tính chất chuyên nghiệp: Đây là trường hợp buôn lậu từ 5 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa; chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xoá án tích) và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội buôn lậu làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
  • Vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
  • Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm;

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tiền từ 1,5 tỉ đồng đến 5 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tình tiết tăng nặng sau:

  • Vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng.

Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

  • Vật phạm pháp trị giá 1 tỉ đồng trở  lên;
  • Thu lợi bất chính 1 tỉ đồng trở lên;
  • Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS được quy định như sau:

  • Nếu hành vi phạm tội thuộc điểm a khoản 6 thì khung hình phạt có mức là phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỉ đồng;
  • Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 (các điểm a, b, c, d, đ, h hoặc i) thì khung hình phạt có mức phạt tiền từ 1 tỉ đồng đến 3 tỉ đồng;
  • Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 thì khung hình phạt có mức phạt tiền từ 7 tỉ đồng đến 15 tỉ đồng hoặc là đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 BLHS thì hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 3 tỉ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt dộng trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Giải đáp một số thắc mắc về tội buôn lậu:

Câu hỏi 1: Hành vi buôn lậu chỉ bị truy cứu TNHS khi giá trị tài sản buôn lậu trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên?

Trả lời: Theo quy định Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Hình sự quy định về Tội buôn lậu thì trường hợp tài sản buôn lậu trị giá dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì vẫn bị truy cứu TNHS: 

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;
  • Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Câu hỏi 2. Chỉ có cá nhân mới bị truy cứu TNHS về tội buôn lậu?

Trả lời: Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì đã quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại về Tội buôn lậu. Theo như quy định này thì pháp nhân thương mại phải chịu TNHS với hình thức xử phạt chính là phạt tiền, ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Để hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật điều chỉnh về Tội buôn lậu, quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn xin hãy liên hệ ngay với Hãng luật NPLaw để được hỗ trợ một cách tốt nhất cũng như bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP.Nha Trang, Khánh Hòa.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • Xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả online?

    Xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả online?

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng kinh doanh hàng giả online II. Quy định pháp luật về kinh doanh hàng giả online 1. Kinh doanh hàng giả online là gì 2. Kinh doanh hàng giả online bị xử phạt hành chính không? 3. Kinh doanh hàng giả online có...
    Đọc tiếp
  • MÔI GIỚI HỐI LỘ

    MÔI GIỚI HỐI LỘ

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng môi giới hối lộ hiện nay II. Tìm hiểu về hành vi môi giới hối lộ 1. Môi giới hối lộ là gì? 2. Các yếu tố cấu thành tội môi giới hối lộ III. Quy định pháp luật về môi giới hối...
    Đọc tiếp
  • QUY ĐỊNH VỀ XÂM PHẠM THI THỂ

    QUY ĐỊNH VỀ XÂM PHẠM THI THỂ

    Mục lục Ẩn I. Hiểu như xâm phạm thi thể II. Quy định về xâm phạm thi thể 1. Các hành vi bị coi là xâm phạm thi thể 2. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể 3. Mức phạt khi xâm phạm thi thể III. Một số...
    Đọc tiếp
  • CÔNG CHỨC CÓ ĐƯỢC NHẬN TIỀN CỦA DÂN KHÔNG?

    CÔNG CHỨC CÓ ĐƯỢC NHẬN TIỀN CỦA DÂN KHÔNG?

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng công chức nhận tiền của dân hiện nay II. Tìm hiểu về vấn đề công chức nhận tiền của dân 1. Công chức có được quyền nhận tiền của dân không? 2. Hành vi nào được xem là công chức nhận...
    Đọc tiếp