TÀI NGUYÊN NƯỚC

Tài nguyên nước là gì?

Tài nguyên nước

Tài nguyên nước là thành phần môi trường gắn liền với sự tồn tại, phát triển mọi sự sống trên địa cầu. Nước có vai trò to lớn đối với đời sống con người. Trong cuộc sống hằng ngày, con người khai thác, sử dụng, tác động tới nước.

Tài nguyên nước bao gồm những gì?

Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định “Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Đặc điểm của tài nguyên nước?

Tài nguyên nước (hay còn gọi là môi trường nước) được phân chia thành các loại khác nhau như môi trường nước sông; môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch; môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện, môi trường nước dưới đất, đối với môi trường nước khác nhau thì sẽ có mục đich sử dụng đất khác nhau. 

Vai trò của tài nguyên nước?

Nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi. Nước cần thiết cho sư tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thụ sử dụng tốt lương thực, thực phẩm… đều cần có nước.

Nước là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật như các loại cá, tôm, cua, rong, rêu… Đồng thời nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật.

Vai trò của nước đối với đời sống

Vai trò của nước đối với đời sống 

Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước để phát triển. Nước cũng đóng vai trò quyết định trong sự tăng trưởng các sản phẩm cây công nghiệp, như: chè, cà phê, hồ tiêu, mía đường, cao su… Và tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền văn minh lúa nước.

Trong sản xuất công nghiệp: nước cũng đóng vai trò rất quan trọng, nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học;…. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Như vậy nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Nước cho năng lượng nước cũng đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng trong điều kiện nhu cầu về năng lượng không ngừng gia tăng. Tại Việt Nam, tiềm năng thủy điện khá lớn, tập trung chủ yếu trên lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và các lưu vực sông ở miền Trung và Tây nguyên. Nước đóng vai trò quan trọng trong du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát triển.

Tình hình tài nguyên nước của nước ta hiện nay:

Hiện nay, nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do tốc độ tăng dân số nhanh và đô thị hóa. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư đang gây ô nhiễm trầm trọng ở các đô thị.

Môi trường nước ở khu công nghiệp ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải trong hoạt động sản xuất. Hàm lượng nước thải của các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy có chứa xyanua và các chất khác vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề.

Mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng nước tiếp tục gia tăng; nguồn lực đầu tư cho quản lý, bảo vệ tài nguyên nước không đáp ứng yêu cầu; hệ thống pháp luật về tài nguyên nước còn thiếu đồng bộ và việc triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Hạn chế của tài nguyên nước của nước ta

/upload/images/han-che-cua-tai-nguyen-nuoc-cua-nuoc-ta.jpg

Hạn chế của tài nguyên nước của nước ta

Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước vẫn tiếp tục gia tăng trong khi cơ chế kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm hoạt động chưa hiệu quả , các hoạt động chặt phá rừng, tác động của biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến tài nguyên nước đang ngày càng rõ rệt hơn. Thiên tai bão, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, nước biển dâng,…đang ngày càng gia tăng cả về mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng. Chất lượng nước ở vùng hạ lưu của các con sống chính bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là các con sông ở trong thành phố. Lụt lội xảy ra , cuốn theo các chất độc hại, hóa chất dù đã được bảo quản trước đo, cuốn theo các loại rác thải,… từ đó làm mất sự trong sạch của nguồn nước. Việc nuôi trồng thủy sản ồ ạt, sử dụng hóa chất quá nhiều, thiếu quy hoạch, không tuân theo các tiêu chuẩn, yêu cầu về kỹ thuật đã gây tác động tiêu cực, tác động trực tiếp tới môi trường nước. Trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng quá nhiều, quá mức cho phép các loại thuốc bảo vệ thực vật làm cho nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm…

Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên nước

Thứ nhất, cải thiện và nâng cao ý thức cộng đồng. Để bảo vệ tài nguyên nước, môi trường nước thì mỗi người cần phải hiểu và ý thức bảo vệ tài nguyên. Đây là chiến dịch của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi đất nước và của cả toàn cầu. Do đó, biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch đầu tiên là thức tỉnh và nâng cao ý thức của người dân hành động. Hành động tiết kiệm nước sạch khi sử dụng.

Thứ hai, các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp cần phải giữ sạch nguồn nước. Việc giữ sạch nguồn nước được xem là một biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả tiếp theo. Vấn đề giữ sạch môi trường nước đồng nghĩa với việc mà các chủ thể sinh sóng trên trái đất không nên vứt rác thải bừa bãi ra môi trường, không được thải trực tiếp nước thải chưa được xử lý ra nguồn nước sạch. 

Thứ ba, tiết kiệm nguồn nước sạch cũng là hành động muốn bảo vệ một môi trường nước không bị ô nhiễm. Trong khi trái đất ngày càng nóng lên rất nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ đang trong tình trạng thiếu nước sạch để dùng thì việc bảo vệ nguồn nước được xác là hành động tiết kiệm, giảm lãng phí nước trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Thứ tư, phân loại và xử lý đúng các loại rác thải sinh hoạt cũng là hành động muốn bảo vệ một môi trường nước không bị ô nhiễm. Chính vì thế mà việc trang bị các thùng đựng rác có nắp đậy để tránh tình trạng xả rác thải ra ngoài môi trường là điều vô cũng hợp ký để bảo vệ một môi trường nước không bị ô nhiễm. Đồng thời thì phải biết cách phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ để có các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả.

Thứ năm, biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp cũng là hành động muốn bảo vệ một môi trường nước không bị ô nhiễm. Do đó, mỗi khu vực, cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp trước khi đổ ra cống xả nước chung. Đặc biệt, tại các khu công nghiệp, bệnh viện, quá trình xử lý nước thải lại cần được chú trọng hơn. Phải xây dựng và tuân thủ quy định của pháp luật về xử lý nước thải ra môi trường. Tránh tình trạng xả trực tiếp nguồn nước sinh hoạt ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước.

Thứ sáu, hướng tới nông nghiệp xanh cũng là hành động muốn bảo vệ một môi trường nước không bị ô nhiễm. khi đó thì những người nông dân có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng cách hướng tới nông nghiệp xanh. Cụ thể, nông dân hãy xây dựng và lên kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng trong nông nghiệp. Hạn chế tối đa tình trạng chất dinh dưỡng dư thừa ngấm vào đất, nguồn nước ngầm. Hạn chế ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, diệt cỏ bằng kỹ thuật, …

Thứ bảy, hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm cũng là hành động muốn bảo vệ một môi trường nước không bị ô nhiễm. Việc các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức,…. thực hiện hành vi hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm, bao bì nilon cũng là biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả. Không những là việc bảo vệ môi trường nước, tài nguyên nước mà nó còn là vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung của các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những mặt thuận tiện thì túi nilon đã để lại những hậu quả rất khó khác phục và ảnh hưởng vô cùng lớn đến môi trường tự nhiên của cũng ta.

Ô nhiểm môi trường

Ô nhiểm môi trường

Thứ tám, tận dụng sản phẩm có thể tái chế cũng là hành động muốn bảo vệ một môi trường nước không bị ô nhiễm. Việc làm này đã góp phần giảm thiểu được một số lượng rác thải lớn ra môi trường. Trong khi đó, thay vì sử dụng các sản phẩm chỉ sử dụng một lần hay bao bì nilon gây ô nhiễm môi trường đất và nước thì chứng ta có thể sử dụng những vật dụng ít gây ra ô nhiễm môi trường hơn.

Cuối cùng, bởi vì nước ta là một nước phát triển dựa vào ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cho nên hành động tránh gây ô nhiễm trong nông nghiệp cũng là hành động muốn bảo vệ một môi trường nước không bị ô nhiễm. Bởi vì hoạt động sản xuất trồng trọt trong nông nghiệp khi các chất hóa học, chết thải vật nuôi cũng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước vô cùng nghiêm trọng. Do đó mà các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng được xem là gây hưởng lớn đến nguồn nước sạch sinh hoạt của con người.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP.Nha Trang, Khánh Hòa.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan